Bật mí 4 phương pháp tạo hình khối trong điêu khắc
Tạo hình khối trong điêu khắc là cách mà những người nghệ sĩ, nghệ nhân truyền tải thông điệp của bức hình, bức ảnh lên các loại vật liệu như đất, kim loại, kim loại bằng đồng. Tạo hình khối trong điêu khắc gồm nhiều phương pháp khác nhau để được nhiều loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Ngày hôm nay cùng Đồ Đồng Việt (đồ thờ bằng đồng vĩnh tiến) tìm hiểu về các phương pháp này:
4 phương pháp tạo hình khối trong điêu khắc
Phương pháp tạo hình khối – Nặn
Đất là một vật liệu được sử dụng nhiều trong điêu khắc. Nhiều tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa được làm từ đất. Đất cũng là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn để ra hình khối. Đất nặn thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm điêu khắc gốm, hoặc có thể đúc thành khuôn.
Tạo hình khối bằng cách tạc
Tạc là một phương pháp tạo hình khối khá phổ biến. Là khi người nghệ sĩ thao tác chủ yếu trên chất liệu rắn như đá, gỗ,… để tạo hình. Ở phương pháp này, người nghệ sĩ chủ yếu dùng búa đục loại bỏ những “phần thừa” trên chất liệu để tạo ra một sản phẩm mong muốn. Như việc tạc chữ nổi trên hoành phi câu đối thờ
Gò là một cách tạo hình khối
Gò là phương pháp sử dụng dụng cụ kim khí tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu cho gò là kim loại được cán mỏng. Gò chỉ tạo được các hình khối lớn, khó tạo các hình khối tỉ mỉ.
Đúc để tạo hình khối
Đúc là phương pháp sử dụng khuôn mẫu có sẵn để chế tác. Như việc đúc tượng chân dung bằng đồng tại Đồ Đồng Việt. Sau đó dùng chất liệu lỏng hoặc nấu chảy lỏng đổ vào khuôn, sau khi đông đặc, người nghệ nhân sẽ tháo bỏ lớp khuôn bên ngoài ra và thu được tác phẩm đúc. Các chất liệu đúc: đồng, nhôm, gang, thạch cao, xi măng, nhựa
Trên đây là một số lưu ý về việc tạo hình khối trong điêu khắc để tạo nên các tác phẩm, hình ảnh, chân dung, tượng…. đẹp. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thêm những thông tin hữu ích về điêu khắc. Tham khảo các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.